Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh trung thu nướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh trung thu nướng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Bánh trung thu ngàn lớp


Cách khử mùi tanh của trứng muối

Trứng muối nếu tự làm thường cho các gia vị như gừng, hoa hồi, thào quả, hạt tiêu... sẽ có mùi rất thơm. Tuy nhiên nếu bạn mua trứng muối  từ chợ về, thường sẽ có mùi tanh, do đó cần có cách xử lý mùi tanh này. Như vậy, chắc chắn nếu bạn dùng trứng muối làm bánh Trung thu thí bánh sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Hôm nay mình chia sẻ cách khử mùi tanh trứng muối nhé!

Chú ý: Canh nhiệt độ lò, và thời gian nướng trứng để trứng muối không quá khô cho món bánh nướng. Sử dụng dầu mè để phết lên trứng và rải ít đường lên mặt trứng cho trứng thơm, dịu. (Note: 24/09/2015)

I - Chuẩn bị rượu gừng:

Bước 1: 250g gừng già rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn với 500ml rượu trắng, cho vào lọ để dành dùng dần.

Bước 2: Khi nào hết rượu lại cho thêm, thấy bớt mùi gừng thì thêm gừng xay.

Bước 3: Do đó phân lượng này chỉ là tương đối, chủ yếu là có rượu gừng thơm để khử mùi tanh của trứng muối. Nên chọn gừng già sẽ thơm hơn gừng non.
II - Chuẩn bị trứng muối:

Bước 1: Trứng bỏ phần vỏ đen bên ngoài, rửa sạch, đập ra, vớt lấy lòng đỏ.
Bước 2: Rửa nước lại lòng đỏ cho sạch lòng trắng.

Bước 3: Cho rượu gừng vào trứng (nhớ lược rượu qua rây để giữ lại phần xác (bã) gừng).
Bước 4: Ngâm lòng đỏ trứng muối ngập trong rượu gừng 15 phút.
Bước 5: Vớt trứng ra,  xếp vào khay (lưu ý không rửa lại nước sau khi đã ngâm rượu gừng).
Bước 6: Rắc ít đường (thường mình dùng khoảng 25-30g đường cho 100 lòng đỏ), phết ít dầu mè lên lòng đỏ.

Chuẩn bị lò nướng nóng trước 10 phút. Cho khay trứng vào nướng ở 125 độ C, 7 phút (trứng chín 70%) dùng làm bánh nướng. Hoặc nướng 100 độ C, 12 phút (trứng chín 100%) dùng cho bánh dẽo. Không nên nướng quá lâu sẽ làm lòng đỏ bị khô, cứng.

Với cách xử lý trước thế này lòng đỏ trứng rất thơm, không có vị tanh của trứng, cũng không quá nồng các vị hồi-quế-tiêu như trong trứng tự ngâm (nếu lỡ tay cho gia vị nhiều). Ngoài ra, dầu và đường giúp trứng có độ bóng bớt mặn và thơm hơn.

Chúc các bạn có lòng đỏ trứng muối thơm ngon, đẹp mắt cho bánh Trung thu!

Petitecuisine Trần

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Bánh trung thu heo con xinh xinh tặng bạn bè

- 300g bột nếp làm bánh dẻo
- 250g đường
- 160ml nước
- Phẩm màu thực phẩm
- Nhân bánh tùy thích
- Kẹo màu

Bánh trung thu hình con gà

Bánh trung thu vỏ trà xanh nhân đậu xanh

Nguyên liệu:
  • 150g bột mì
  • 10g bột trà xanh
  • 90g nước đường (bạn xem cách làm nước đường)
  • 250g nhân đậu xanh hoặc hạt sen nhuyễn (bạn xem cách làm nhân hạt sen nhuyễn)
  • 30ml sữa tươi không đường
  • Phần nguyên liệu trên tương ứng với 4 chiếc bánh nặng khoảng 150gr
Lưu ý: để phần nước đường không bị màu nâu quá sậm, trong khi đun bạn nên khuấy nhẹ nhàng nhé!

Bánh trung thu vỏ chocolate nhân đậu xanh thơm lừng

Vỏ bánh:

  • 200g nước đường bánh nướng
  • 260g bột mỳ
  • 40g bột cacao
  • 50g dầu ăn
  • ¼ thìa cafe muối nở baking soda
  • 1 thìa cà phê nước tro tàu

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bánh trung thu nướng (cách nướng + phết vỏ bánh)

Nướng bánh

Lò đã được làm nóng trước 10 – 15 phút để khi đưa bánh vào thì nhiệt trong lò đạt mức cần thiết. Lò cần có đủ hai lửa trên và dưới. Những dụng cụ như lò nướng thủy tinh, nồi nướng, lò vi sóng.. thường chỉ có một lửa nên sẽ dễ làm cho bánh chín không đều, một mặt cháy trong khi một mặt còn sống.

1. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 – 190 độ C. Thời gian nướng tùy theo kích thước bánh. Mình nướng bánh 50 – 75 gram (khay đặt dưới nấc giữa 1 nấc) trong khoảng 5 – 7 phút, bánh 100 – 125 gram trong khoảng 8 – 10 phút. Đến khi bánh chuyển màu trắng đục thì lấy ra. Xịt nước lên khắp mặt bánh, để khoảng 5 – 10 phút cho bánh nguội bớt và hơi nước bay hết rồi quét trứng.

Nhiều công thức nướng bánh ở nhiệt độ rất cao, từ 200 – 220 độ C trở lên. Mình có thử nướng với nhiệt độ này thì thấy phần chân và mặt bánh bị phù rất nhanh và thành bánh cũng dễ bị cong lõm vào. Nướng ở 180 – 190 độ C thì ổn, và giữ form bánh tốt. Nhưng nhiệt độ nướng này có thể thay đổi tùy theo lò. Các lò nhỏ có thể sẽ cần chỉnh nhiệt độ thấp hơn một chút. Tốt nhất là các bạn nên có một chiếc nhiệt kế để theo dõi nhiệt trong lò.

2. Trong khi đợi bánh nguội thì chuẩn bị hỗn hợp để quét bên ngoài bánh gồm

Hỗn hợp phết bánh:
  • 1 lòng đỏ trứng gà (giúp mặt bánh nâu vàng)
  • ½ lòng trắng trứng gà (giúp mặt bánh bóng hơn)
  • 1 – 2 thìa café sữa tươi không đường (giúp mặt bánh nâu và hỗn hợp lỏng, dễ quét, ít bị rạn mặt bánh hơn)
  • ½ – 1 thìa café dầu vừng (tạo mùi thơm và giúp mặt bánh bóng)
  • 1 – 2 giọt màu thực phẩm màu đỏ (tạo màu nâu vàng)
Nếu không muốn dùng màu thực phẩm, các bạn có thể bỏ qua hoặc thay bằng dầu vừng/ dầu mè đen hoặc một vài giọt nước tương/ xì dầu.

Mình có thử cho thêm ít nước đường vào hỗn hợp quét mặt bánh. Đường giúp mặt bánh nâu vàng hơn, nhưng lại có nhược điểm là khi bánh nguội hay có cảm giác dính do đường chảy ra. Khi không có nước đường thì mặt bánh rất khô ráo, nên mình bỏ qua nguyên liệu này.

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, lọc qua rây.

3. Sau khoảng 5 – 10 phút từ khi xịt nước, bánh đã nguội bớt và khô, thì dùng chổi mềm, nhẹ nhàng quét phần hỗn hợp trứng lên mặt và thành bánh.

Cách quét trứng như sau: nhúng đầu chổi vào bát đựng hỗn hợp trứng, không cần nhiều, chỉ cần vừa đủ để trứng bao một lớp bóng và rất mỏng quanh bánh là được. Không phải quét càng nhiều thì mặt bánh càng nâu hơn, mà tác dụng sẽ ngược lại vì quét trứng nhiều sẽ dễ tạo một lớp trứng dày trên mặt, làm mất hoa văn bánh.

Dùng chổi mềm, sợi lông nhỏ sẽ quét dễ hơn chổi cứng hay chổi silicon. Quét nhẹ nhàng và đều khắp để trứng phủ đều, không bị chỗ dày chỗ mỏng, không bị đọng trứng giữa các khe rãnh trên mặt bánh. Nếu có bọt khí thì dùng chổi (không còn trứng) quét qua để bọt khí vỡ hết.

Mình thích cả phần mặt và thành bánh vàng đều nên thường quét trứng cả hai phần. Khi quét thành bánh có thể dùng chổi to và quét theo chiều dọc từ dưới lên, trên xuống.

4. Cho bánh vào lò nướng lần 2 ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 5 – 7 phút (nhiệt độ cao hơn một chút và thời gian ngắn hơn một chút so với lần nướng đầu tiên). Khi mặt bánh đã khô se và chuyển vàng thì lấy ra, lặp lại các thao tác xịt nước, đợi khô, quét trứng.

Có thể quét trứng từ 2 – 3 lần, nhưng không nên quét quá nhiều, sẽ dễ làm mặt bánh kém sắc nét.

Bánh sau khi nướng xong đợi nguội bớt rồi chuyển qua rack cho nguội hẳn. Để bánh nguội trên rack sẽ tốt hơn trên khay vì tránh được hiện tượng bí đọng dầu ở đế bánh.

Bánh chuẩn bị nướng lần 1

Sau khi đã nướng xong lần 1 (vỏ bánh đã chín và chưa quét trứng)

sau khi nướng lần 2 (đã quét 1 lượt trứng)

Bánh mới nướng xong sẽ có màu hơi hanh vàng, nhưng để qua ngày hôm sau sẽ trở nên vàng và nâu bóng hơn. Các hoa văn trên mặt bánh cũng sắc nét hơn. Sau khoảng 2 – 3 ngày, đường xuống màu và dầu từ nhân bánh thấm ra ngoài sẽ giúp cho vỏ bánh có màu nâu vàng sậm và bóng. Bánh nhân đậu (nhiều dầu) thường sẽ mềm nhanh hơn bánh nhân thập cẩm hay nhân sữa dừa (ít dầu).

Ngay khi bánh nguội, cho bánh vào túi hoặc hộp có kèm theo túi chống ẩm. Bánh tự làm nên ăn càng sớm càng tốt, ngon nhất là trong khoảng 3 ngày đầu tiên, nếu muốn để lâu hơn 5 ngày, nên bảo quản trong tủ lạnh, nhưng vị bánh có thể sẽ kém ngon so với ngày đầu.

http://www.savourydays.com/banh-trung-thu-cach-lam-banh-nuong/

Cách khác:

Phết bánh:

Muốn cho vỏ bánh nâu sậm, hỗn hợp phết bánh thông thường gồm trứng + nước chưa đủ. Cần thêm vào dầu mè đen, lòng trắng trứng. Hỗn hợp Kiwi dùng phết bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng, 1/2 lòng trắng trứng, 2 thìa dầu mè đen, 2 thìa nước. Nếu muốn đậm hơn nữa có thể thêm vào tẹo đường cho “bắt” lửa (kinh nghiệm của Trà My).

Kinh nghiệm: Dùng nướng đường làm bánh có màu cháy rất đẹp nhưng vỏ bánh bị rít, không khô ráo như bánh ngoài tiệm. Do đó không cần dùng nướng đường.

Cách phết:

  • Dùng chổi sợi nhỏ. Ở công đoạn này thì chổi hàng Thiếc (hoặc chổi quét sơn) dùng tốt hơn chổ silicon sợi to.
  • Phết sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng.
  • Phết trứng khi mặt bánh khô, ko dính nước (nước xịt làm bánh bớt khô). Nếu xịt nước xong cần cho bánh vào lò cho bay hết hơi nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sau sẽ không sắc nét, không bóng đẹp, thậm chí còn bị rạn.
  • Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng. Không quét dầy quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.
  • Thông thường mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.


Nướng bánh:

Nướng bánh là khâu quan trọng nhất quyết định hình dạng của một chiếc bánh. Sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt. Nhân bánh nướng thực chất đã chín nên khi nướng bánh chỉ cần quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài. Có hai nguyên nhân khiên bánh bị chảy xệ: hoặc do nhân bị nhão quá, hoặc do để trong lò quá lâu. Nếu do nhân nhão, tất nhiên sẽ phải “chữa” phần nhân bánh bằng cách xào lại cho khô bớt. Còn nếu do nhiệt độ lò thì cách điều chỉnh là tăng nhiệt (220 độ) nướng nhanh. Nếu để 180 độ sẽ mất nhiều thời gian nướng để bánh vàng mặt. Như vậy cũng đồng nghĩa với bánh sẽ phải ở trong lò lâu hơn dẫn đến bánh bị “phình”, nứt. Tôi nướng bánh 220 độ (thực tế nhiệt lên đến 240 độ), từ đầu đến cuối không cần chọc chân, bánh vẫn giữ phom đẹp. Một lưu ý nữa là vì nướng bánh với nhiệt cao nên luôn phải để mắt đến khay bánh nếu không muốn làm lại mẻ khác. Mỗi lần nướng thời gian không quá 8 phút. Một mẻ bánh nướng tất cả 3 lần, phết trứng 2 lần, mỗi lần nướng chưa đến mười phút nhưng sau mỗi lần nướng cần để bánh nghỉ 20-30′ cho nguội bớt mới cho vào nướng tiếp. Nếu nướng một mạch từ đầu đến khi bánh vàng mặt mặt như mong muốn thì bánh không tránh khỏi bị nứt, phồng, chảy xệ.

http://cachlambanhtrungthu.wordpress.com/2012/05/06/lam-banh-nuong-cho-ngon/

Nhân thập cẩm kiểu cổ truyền:

Ai cũng biết nhân kiểu cổ truyền gồm mỡ muối, hạt điều, hạt dưa, hạt sen, hạt bí, vừng, lạp xưởng, lá chanh, rượu. Các nguyên liệu này đặc tính khô và rời rạc nên bột bánh dẻo trên lý thuyết là chất kết dính giúp các loại nguyên liệu này dính với nhau có thể nắm lại thành viên (nhân bánh). Tuy nhiên trên thực tế nhiều bạn làm dập khuôn theo công thức trên đã gặp khó khăn khi muốn nắm các nguyên liệu thành viên tròn, dường như chúng chẳng nghe lời, được một lúc lại rời rạc ra hết cả.

Vấn đề là ở chỗ lũ nhân này cần một “chất xúc tác” giúp cho bột bánh dẻo làm tốt vai trò kết dính của nó. Kinh nghiệm của Kiwi và Trà My là thêm một lượng nước nhất định vào hỗn hợp nhân. Có hai cách để thêm “nước” vào: cho nước đường pha nhạt hay corn syrup hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Hỗn hợp được làm ẩm kết hợp tốt với bột bánh dẻo sẽ liên kết tốt.

Bánh trung thu nướng (phần vỏ bánh + nước đường)

Tiêu chuẩn cho bánh nướng ngon chắc là có rất nhiều. Tùy theo khẩu vị mà có người thích vỏ dày mềm, có người lại thích vỏ mỏng, mềm, người khác lại muốn vỏ cứng và giòn hơn một chút. Mình thì thích bánh có lớp vỏ mềm, ẩm vừa, không khô bở, không quá ngọt. Vỏ không nên quá dày đến mức tạo cảm giác ăn chỉ toàn thấy vỏ, nhưng cũng không quá mỏng vì nhân nhiều quá dễ gây cảm giác ngán.

Ngoài ngon ra, yếu tố “ngoại hình” của bánh trung thu có lẽ cũng rất quan trọng. Bánh nướng sẽ hấp dẫn hơn nếu như có một lớp vỏ màu vàng nâu bóng, với phần mặt bánh với nhiều hoa văn đẹp, sắc nét, không bị rạn nứt, không bị một lớp trứng phủ dày che bớt hoa văn, hay có các bọt khí li ti. Thành bánh phải thẳng, không bị cong vẹo, không bị phù hay phồng ở gần chân hay mặt bánh (mình hay để ý chi tiết này vì thường các bánh trung thu hay chỉ để ý phần mặt bánh đẹp mà bỏ qua thành bánh).

Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng thực ra nếu đã có nước đường ngon, nhân ngon, thì chúng mình đã gần đến “đích” rồi. Những công việc còn lại thật ra không quá “khó nhằn” đâu. Với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm bánh và thử làm lần đầu tiên thì có lẽ sẽ hơi lóng ngóng hơn một chút. Nhưng sau khi đã làm quen với các thao tác rồi thì sẽ ổn thôi. Nên bạn nào muốn làm mà vẫn còn ngại ngùng sợ hỏng thì cứ mạnh dạn lên nhé. Năm nay thật ra cũng là năm đầu tiên mà mình làm bánh trung thu, nên nếu mình làm được thì các bạn cũng sẽ làm được thôi

Cũng như nước đường hay nhân bánh, với vỏ bánh, mình có thử khá nhiều công thức khác nhau, và công thức mà mình giới thiệu dưới đây là công thức mà mình ưng ý nhất. Vỏ bánh làm theo công thức này, khi còn là bột thì dẻo mịn và không quá dính, rất dễ cán và bọc nhân. Khi thành bánh thì mềm, bùi chứ không bở, thơm mùi mật pha chút the mát của chanh từ nước đường, và cả vị thơm ngậy từ bơ đậu phộng nữa, vị ngọt rất vừa phải, chắc sẽ hợp với các bạn nào thèm ăn bánh trung thu nhưng lại chần chừ với độ ngọt đến mức khé cổ thường gặp ở bánh trung thu truyền thống.
Nguyên liệu
  • 240 gram bột mì 
  • 160 gram nước đường bánh nướng 
  • 30 gram dầu đậu phộng (peanut oil) hoặc dầu ăn thông thường 
  • 1 lòng đỏ trứng gà (18 – 20 gram) 
  • 10 gram (khoảng 2 thìa café đầy) bơ đậu phộng (peanut butter) 
  • ¼ thìa café (teaspoon) ngũ vị hương (five-spice powder)
Ghi chú:

– Một công thức bột trên làm được khoảng 450 gram bột vỏ bánh. Tùy theo loại khuôn và sở thích về độ dày của vỏ mà các bạn có thể tính lượng bánh tương đương. Thường mình làm vỏ bằng 1/3 trọng lượng bánh. Ví dụ nếu là bánh 75 gram thì vỏ sẽ là 25 gram và nhân 50 gram. Như vậy 450 gram bột vỏ sẽ làm được: 450 : 25 = 18 bánh trọng lượng 75 gram. Nếu thích vỏ dày hơn, các bạn có thể tăng tỉ lệ này thêm một chút.

– Bột mì có quyết định rất lớn đến chất lượng của vỏ bánh. Bột càng ngon thì bánh càng ngon. Bột làm bánh ngọt (cake flour/ bột mì số 8) sẽ cho vỏ bánh mềm hơn bột mì đa dụng hay bột làm bánh mì (bread flour/ bột mì số 11). Mình dùng ½ cake flour (protein 8%) và ½ bread flour (protein 11%).

– Một số công thức có dùng thêm nước tro tàu và/ hoặc baking soda để làm cho bánh mềm và có màu nâu vàng hơn. Tuy nhiên mình không dùng cả hai loại này và thấy không có vấn đề gì về cả màu sắc lẫn độ mềm của vỏ bánh.

– Có thể bỏ qua bơ đậu phộng (peanut butter) nếu không tìm mua được. Ngũ vị hương mình thường chỉ cho vào phần vỏ khi làm bánh nhân mặn.
Chỉ nên bỏ ngũ vị hương đối với nhân bánh mặn, còn bánh nhân đậu các loại thì không cần, nghe mùi vị hương hôi hôi không thơm bằng mùi nước đường, thơm thơm mùi chanh. Mình không sử dụng lòng đỏ trứng gà, bơ đậu phộng nhưng cho một muỗng ăn cơm rượu mai quế lộ cho thơm thì thấy cũng okay lắm. Ngoài ra còn sử dụng thêm vài giọt màu đỏ, màu vàng thực phẩm ( 2 đỏ + 1 vàng) cho vỏ bánh có màu vàng. Nước tro tàu nghe nói ăn độc, nhưng thấy công thức nào cũng có nó, nên thôi kệ, một năm chỉ ăn có 1 lần nên cũng cho 1 muỗng cà phê nước tro tàu.
Cách làm

A. Trộn vỏ bột

1. Rây bột vào âu (hình 1)

2. Dùng thìa vét bột, tạo một lỗ trống ở giữa âu (hình 2). Cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào phần trống này (hình 3).

3. Nhẹ nhàng dùng thìa quấy đều theo vòng tròn hay xoắn ốc từ phần chất lỏng ở giữa ra ngoài, để bột khô dần hòa quyện với các nguyên liệu còn lại (hình 4).


4. Quấy đến khi các nguyên liệu hòa quyện (hình 5) thì dùng tay nhẹ nhàng nhào đều để bột tạo thành một khối mịn dẻo và đồng nhất (hình 6).



5. Dùng nilon bọc thực phẩm (cling firm) hoặc giấy nến nướng bánh bọc kín cả khối bột để bột không bị khô (hình 7). Để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 – 45 phút.

Bánh trung thu nướng nhân khoai môn

Nguyên liệu:
  • 500gr khoai môn (sau khi gọt vỏ thì còn cỡ 450gr khoai)
  • 150g đường trắng
  • 80gr bột bánh dẻo
  • 40gr bột mỳ
  • 250ml dầu ăn(chia làm 2 phần: 1 phần 100gr và 1 phần 150gr)
  • 1 muỗng cà phê mạch nha- Ít bột lá cẩm cho có màu đẹp hoặc màu tím thực phẩm
  • http://www.youtube.com/watch?v=pv-Dm7vCzog

Bánh trung thu nướng nhân hạt sen

Nguyên liệu:
  • 500g hạt sen tươi
  • 300g đường
  • 150-200g dầu ăn
  • 1 thìa mạch nha
  • 50g bột bánh dẻo
  • 1-2 thìa nước tro tàu (optional)

Bánh trung thu nướng nhân khoai lang tím

Nguyên liệu:
  • 1 kg khoai lang tím (Có thể làm nhân Khoai môn: 500g khoai môn + 2-3 củ khoai lang tím)
  • 100g đường (vì khoai đã ngọt sẵn rồi nên không cần nhiều đường như các ct khác)
  • 1 thìa mạch nha
  • 100g dầu ăn
  • 50-70g bột bánh dẻo (bột gạo nếp rang chín)

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm truyền thống

Nguyên liệu
  • 100 gram hột dưa rang vàng
  • 100 gram mè rang vàng
  • 100 gram hạt điều/ hạnh nhân rang vàng
  • 100 gram mứt bí cắt hạt lựu
  • 100 gram mứt gừng thái nhỏ
  • 100 gram mứt chanh (vỏ chanh) thái nhỏ
  • 100 gram thịt xá xíu
  • 100 gram thịt gà xé
  • 100 gram lạp xưởng
  • 50 gram mỡ đường (nếu muốn)
Gia vị
  • Mạch Nha
  • Rượu mai quế lộ (cách làm rượu ở đây )
  • Nước tương ngon
  • Lá chanh
  • Bột bánh dẽo hoặc bột nếp rang

Bánh trung thu nướng nhân đậu xanh

Nhân đậu xanh là một trong những loại nhân cơ bản nhất của cả bánh nướng và bánh dẻo truyền thống. Nguyên liệu để làm nhân đậu xanh không cầu kì, thường chỉ gồm đậu đã xát vỏ, đường, dầu ăn, mạch nha, bột bánh dẻo (bánh in – nếu có).

Phần phức tạp có lẽ nằm ở công đoạn nấu và sên nhân. Thời gian sên nhân lâu là một phần (thường sên nhân sẽ mất 1.5 – 2h đồng hồ, sên càng kĩ nhân sẽ càng giữ được lâu). Phần khó khác, nhất là với các bạn lần đầu tiên làm, là ở cách xử lí và thao tác để làm sao cho nhân có độ mịn tối đa, ăn vào hoàn toàn không thấy gợn đậu, ngoài ra còn phải mềm dẻo và không bị khô. Mặc dù đọc các chỉ dẫn thì cảm giác là rất dễ, chỉ cần cho lên chảo để lửa nhỏ và đảo luôn tay, nhưng khi làm thật mới thấy có không ít vấn đề phát sinh: khi thì nhân khô quá, khi thì nhân bị tách dầu, khi thì ướt quá… Mình làm cũng phải đến mẻ thứ 4 hay thứ 5 mới thấy nhân tương đối đạt đủ các yêu cầu đề ra: mịn mượt, không khô, không bở, cắn vào không bị vỡ vụn như bột mà dẻo mềm, không ngọt quá, không dầu quá, và có thể để được lâu. Vì đã sắp đến Trung thu rồi nên mình giới thiệu cách làm phần nhân cơ bản này trước. Mình sẽ tiếp tục thử nghiệm với các nguyên liệu và mùi vị mới, nếu có phát hiện nào hay ho hơn mình sẽ cập nhật sau nhé.

Rượu Mai Quế Lộ

Vừa rồi làm tứ tung món làm từ rượu Mai Quế Lộ nhưng lại chưa có bài viết về cách làm Rượu Mai Quế Lộ. Rượu Mai Quế Lộ cách làm cũng đơn giản nhưng lại rất nhiều món cần đến loại rượu này thì món ăn mới chất lượng.

Nguyên liệu

  • 1 chai rượu Michiu 750 ml ( nếu không có rượu Michiu thì dùng rượu vokca cũng được nhưng ra mùi không ngon bằng rượu michiu)
  • 7 cái đại hồi
  • 1 muỗng cà phê tiểu hồi
  • 15 cây đinh hương
  • 1 muỗng cà phê tiêu hột
  • 1 muỗng cà phê hột ngò
  • 2 miếng trần bì lớn
  • 1 quả thảo
  • 2 cây quế to

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bánh trung thu dừa hạnh nhân

Thơm mềm bánh trung thu dừa hạnh nhân

Sự kết hợp giữa hương thơm, cái béo của dừa, giòn của hạnh nhân mang đến cảm giác ngọt ngào, thanh khiết.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bánh Trung thu nướng nhân dừa (1)



Bánh Trung thu nướng truyền thống có nguyên liệu rất quan trọng là nước đường, thường những thợ làm bánh phải chuẩn bị nước đường làm bánh trước 1 năm để bánh ra lò có hương vị ngon nhất.

Tại gia đình, nước đường có thể làm trước 3 tuần – 1 tháng là bánh đã đủ ngon hoặc nước đường làm bánh hiện nay có bán rất sẵn tại các chợ cũng như hàng nguyên liệu làm bánh trung thu, các thành phần làm món bánh nướng truyền thống giờ đây không còn khó kiếm nữa.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Cách làm mỡ đường Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

Mỡ đường thường dùng trong làm nhân thập cẩm của bánh dẻo, bánh nướng hoặc bánh chả.
  • Mỡ thăn hoặc mỡ gáy mua về rửa sạch, trần nước sôi.
  • Mỡ luộc vừa chín tới, thái hạt lựu

Cách bảo quản Bánh trung thu nướng

Cách bảo quản nhân bánh trung thu tốt nhất. Nhân bánh trung thu không đòi hỏi nhiều kĩ thuật phức tạp nhưng để làm nhân được ngon, các mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tốt, và nhất là phải thật kiên nhẫn, vì công việc chế biến nhân là một quy trình gồm nhiều bước.

Mùa trung thu 2013 đã đến, nghĩ đến những chiếc bánh khoái khẩu bạn đã thấy nôn nao chưa nào? Hãy cùng chia sẻ những cách bảo quản bánh trung thu thật an toàn và hợp vệ sinh nhé!