Hiển thị các bài đăng có nhãn Nướng bánh trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nướng bánh trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bánh trung thu nướng (cách nướng + phết vỏ bánh)

Nướng bánh

Lò đã được làm nóng trước 10 – 15 phút để khi đưa bánh vào thì nhiệt trong lò đạt mức cần thiết. Lò cần có đủ hai lửa trên và dưới. Những dụng cụ như lò nướng thủy tinh, nồi nướng, lò vi sóng.. thường chỉ có một lửa nên sẽ dễ làm cho bánh chín không đều, một mặt cháy trong khi một mặt còn sống.

1. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 – 190 độ C. Thời gian nướng tùy theo kích thước bánh. Mình nướng bánh 50 – 75 gram (khay đặt dưới nấc giữa 1 nấc) trong khoảng 5 – 7 phút, bánh 100 – 125 gram trong khoảng 8 – 10 phút. Đến khi bánh chuyển màu trắng đục thì lấy ra. Xịt nước lên khắp mặt bánh, để khoảng 5 – 10 phút cho bánh nguội bớt và hơi nước bay hết rồi quét trứng.

Nhiều công thức nướng bánh ở nhiệt độ rất cao, từ 200 – 220 độ C trở lên. Mình có thử nướng với nhiệt độ này thì thấy phần chân và mặt bánh bị phù rất nhanh và thành bánh cũng dễ bị cong lõm vào. Nướng ở 180 – 190 độ C thì ổn, và giữ form bánh tốt. Nhưng nhiệt độ nướng này có thể thay đổi tùy theo lò. Các lò nhỏ có thể sẽ cần chỉnh nhiệt độ thấp hơn một chút. Tốt nhất là các bạn nên có một chiếc nhiệt kế để theo dõi nhiệt trong lò.

2. Trong khi đợi bánh nguội thì chuẩn bị hỗn hợp để quét bên ngoài bánh gồm

Hỗn hợp phết bánh:
  • 1 lòng đỏ trứng gà (giúp mặt bánh nâu vàng)
  • ½ lòng trắng trứng gà (giúp mặt bánh bóng hơn)
  • 1 – 2 thìa café sữa tươi không đường (giúp mặt bánh nâu và hỗn hợp lỏng, dễ quét, ít bị rạn mặt bánh hơn)
  • ½ – 1 thìa café dầu vừng (tạo mùi thơm và giúp mặt bánh bóng)
  • 1 – 2 giọt màu thực phẩm màu đỏ (tạo màu nâu vàng)
Nếu không muốn dùng màu thực phẩm, các bạn có thể bỏ qua hoặc thay bằng dầu vừng/ dầu mè đen hoặc một vài giọt nước tương/ xì dầu.

Mình có thử cho thêm ít nước đường vào hỗn hợp quét mặt bánh. Đường giúp mặt bánh nâu vàng hơn, nhưng lại có nhược điểm là khi bánh nguội hay có cảm giác dính do đường chảy ra. Khi không có nước đường thì mặt bánh rất khô ráo, nên mình bỏ qua nguyên liệu này.

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, lọc qua rây.

3. Sau khoảng 5 – 10 phút từ khi xịt nước, bánh đã nguội bớt và khô, thì dùng chổi mềm, nhẹ nhàng quét phần hỗn hợp trứng lên mặt và thành bánh.

Cách quét trứng như sau: nhúng đầu chổi vào bát đựng hỗn hợp trứng, không cần nhiều, chỉ cần vừa đủ để trứng bao một lớp bóng và rất mỏng quanh bánh là được. Không phải quét càng nhiều thì mặt bánh càng nâu hơn, mà tác dụng sẽ ngược lại vì quét trứng nhiều sẽ dễ tạo một lớp trứng dày trên mặt, làm mất hoa văn bánh.

Dùng chổi mềm, sợi lông nhỏ sẽ quét dễ hơn chổi cứng hay chổi silicon. Quét nhẹ nhàng và đều khắp để trứng phủ đều, không bị chỗ dày chỗ mỏng, không bị đọng trứng giữa các khe rãnh trên mặt bánh. Nếu có bọt khí thì dùng chổi (không còn trứng) quét qua để bọt khí vỡ hết.

Mình thích cả phần mặt và thành bánh vàng đều nên thường quét trứng cả hai phần. Khi quét thành bánh có thể dùng chổi to và quét theo chiều dọc từ dưới lên, trên xuống.

4. Cho bánh vào lò nướng lần 2 ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 5 – 7 phút (nhiệt độ cao hơn một chút và thời gian ngắn hơn một chút so với lần nướng đầu tiên). Khi mặt bánh đã khô se và chuyển vàng thì lấy ra, lặp lại các thao tác xịt nước, đợi khô, quét trứng.

Có thể quét trứng từ 2 – 3 lần, nhưng không nên quét quá nhiều, sẽ dễ làm mặt bánh kém sắc nét.

Bánh sau khi nướng xong đợi nguội bớt rồi chuyển qua rack cho nguội hẳn. Để bánh nguội trên rack sẽ tốt hơn trên khay vì tránh được hiện tượng bí đọng dầu ở đế bánh.

Bánh chuẩn bị nướng lần 1

Sau khi đã nướng xong lần 1 (vỏ bánh đã chín và chưa quét trứng)

sau khi nướng lần 2 (đã quét 1 lượt trứng)

Bánh mới nướng xong sẽ có màu hơi hanh vàng, nhưng để qua ngày hôm sau sẽ trở nên vàng và nâu bóng hơn. Các hoa văn trên mặt bánh cũng sắc nét hơn. Sau khoảng 2 – 3 ngày, đường xuống màu và dầu từ nhân bánh thấm ra ngoài sẽ giúp cho vỏ bánh có màu nâu vàng sậm và bóng. Bánh nhân đậu (nhiều dầu) thường sẽ mềm nhanh hơn bánh nhân thập cẩm hay nhân sữa dừa (ít dầu).

Ngay khi bánh nguội, cho bánh vào túi hoặc hộp có kèm theo túi chống ẩm. Bánh tự làm nên ăn càng sớm càng tốt, ngon nhất là trong khoảng 3 ngày đầu tiên, nếu muốn để lâu hơn 5 ngày, nên bảo quản trong tủ lạnh, nhưng vị bánh có thể sẽ kém ngon so với ngày đầu.

http://www.savourydays.com/banh-trung-thu-cach-lam-banh-nuong/

Cách khác:

Phết bánh:

Muốn cho vỏ bánh nâu sậm, hỗn hợp phết bánh thông thường gồm trứng + nước chưa đủ. Cần thêm vào dầu mè đen, lòng trắng trứng. Hỗn hợp Kiwi dùng phết bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng, 1/2 lòng trắng trứng, 2 thìa dầu mè đen, 2 thìa nước. Nếu muốn đậm hơn nữa có thể thêm vào tẹo đường cho “bắt” lửa (kinh nghiệm của Trà My).

Kinh nghiệm: Dùng nướng đường làm bánh có màu cháy rất đẹp nhưng vỏ bánh bị rít, không khô ráo như bánh ngoài tiệm. Do đó không cần dùng nướng đường.

Cách phết:

  • Dùng chổi sợi nhỏ. Ở công đoạn này thì chổi hàng Thiếc (hoặc chổi quét sơn) dùng tốt hơn chổ silicon sợi to.
  • Phết sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng.
  • Phết trứng khi mặt bánh khô, ko dính nước (nước xịt làm bánh bớt khô). Nếu xịt nước xong cần cho bánh vào lò cho bay hết hơi nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sau sẽ không sắc nét, không bóng đẹp, thậm chí còn bị rạn.
  • Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng. Không quét dầy quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.
  • Thông thường mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.


Nướng bánh:

Nướng bánh là khâu quan trọng nhất quyết định hình dạng của một chiếc bánh. Sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt. Nhân bánh nướng thực chất đã chín nên khi nướng bánh chỉ cần quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài. Có hai nguyên nhân khiên bánh bị chảy xệ: hoặc do nhân bị nhão quá, hoặc do để trong lò quá lâu. Nếu do nhân nhão, tất nhiên sẽ phải “chữa” phần nhân bánh bằng cách xào lại cho khô bớt. Còn nếu do nhiệt độ lò thì cách điều chỉnh là tăng nhiệt (220 độ) nướng nhanh. Nếu để 180 độ sẽ mất nhiều thời gian nướng để bánh vàng mặt. Như vậy cũng đồng nghĩa với bánh sẽ phải ở trong lò lâu hơn dẫn đến bánh bị “phình”, nứt. Tôi nướng bánh 220 độ (thực tế nhiệt lên đến 240 độ), từ đầu đến cuối không cần chọc chân, bánh vẫn giữ phom đẹp. Một lưu ý nữa là vì nướng bánh với nhiệt cao nên luôn phải để mắt đến khay bánh nếu không muốn làm lại mẻ khác. Mỗi lần nướng thời gian không quá 8 phút. Một mẻ bánh nướng tất cả 3 lần, phết trứng 2 lần, mỗi lần nướng chưa đến mười phút nhưng sau mỗi lần nướng cần để bánh nghỉ 20-30′ cho nguội bớt mới cho vào nướng tiếp. Nếu nướng một mạch từ đầu đến khi bánh vàng mặt mặt như mong muốn thì bánh không tránh khỏi bị nứt, phồng, chảy xệ.

http://cachlambanhtrungthu.wordpress.com/2012/05/06/lam-banh-nuong-cho-ngon/

Nhân thập cẩm kiểu cổ truyền:

Ai cũng biết nhân kiểu cổ truyền gồm mỡ muối, hạt điều, hạt dưa, hạt sen, hạt bí, vừng, lạp xưởng, lá chanh, rượu. Các nguyên liệu này đặc tính khô và rời rạc nên bột bánh dẻo trên lý thuyết là chất kết dính giúp các loại nguyên liệu này dính với nhau có thể nắm lại thành viên (nhân bánh). Tuy nhiên trên thực tế nhiều bạn làm dập khuôn theo công thức trên đã gặp khó khăn khi muốn nắm các nguyên liệu thành viên tròn, dường như chúng chẳng nghe lời, được một lúc lại rời rạc ra hết cả.

Vấn đề là ở chỗ lũ nhân này cần một “chất xúc tác” giúp cho bột bánh dẻo làm tốt vai trò kết dính của nó. Kinh nghiệm của Kiwi và Trà My là thêm một lượng nước nhất định vào hỗn hợp nhân. Có hai cách để thêm “nước” vào: cho nước đường pha nhạt hay corn syrup hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Hỗn hợp được làm ẩm kết hợp tốt với bột bánh dẻo sẽ liên kết tốt.